Hội thảo nhằm thảo luận về việc phát triển cơ sở hạ tầng y tế tuyến cơ sở,ìláphổikhỏehỗtrợbệnhviệnquảnlýbệnhnhânhenvàtóc bết là gì nâng cao kiến thức và năng lực nhân viên y tế và giúp bệnh nhân tăng cường tiếp cận các biện pháp điều trị và quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT).
Các chuyên gia tham dự hội thảo
BPTNMT là căn bệnh tiến triển theo thời gian, gây khó thở và các biến chứng nghiêm trọng khác, đe dọa mạng sống người bệnh. Trên toàn cầu, ước tính có 251 triệu ca BPTNMT trong năm 2016 và gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm, xếp hàng thứ 3 trên toàn cầu trong số nguyên nhân gây tử vong của các loại bệnh. Tại Việt Nam, BPTNMT chiếm tỷ lệ 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ từ 40 tuổi trở lên. Điều này bắt nguồn từ thực trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, thuốc lá… ngày càng trầm trọng.
Cũng là một vấn đề sức khỏe toàn cầu có xu hướng gia tăng qua các năm, hen phế quản là bệnh viêm đường thở mạn tính ở người lớn và trẻ em, không lây nhiễm, ảnh hưởng tới 4,4% dân số toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có tới 461.000 trường hợp tử vong do hen trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ hen phế quản chiếm 4,1% dân số, tương đương hơn 4 triệu người.
Vì lá phổi khỏe là sáng kiến đa quốc gia của AstraZeneca nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen và BPTNMT tại 9 quốc gia châu Á. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thực hiện chương trình này.
PGS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế, phát biểu khai mạc
PGS-TS-BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết:"Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp từ AstraZeneca trong các hoạt động hỗ trợ sức khỏe cộng đồng và ngành y tế Việt Nam, cụ thể là chương trình Vì lá phổi khỏe trong hơn 6 năm qua vừa qua. Đây cũng là định hướng lâu dài của chúng tôi/ngành y tế, với sự đồng hành của các bạn, chúng ta chắc chắn sẽ đi nhanh hơn và đem lại càng nhiều lợi ích thiết thực hơn cho người dân Việt Nam".
Với những kết quả tích cực đạt được, chương trình dự kiến hướng tới thành lập thêm 150 phòng khám ngoại trú hen & BPTNMT dành cho người lớn và 50 phòng khám ngoại trú Hen trẻ em đạt chuẩn ở giai đoạn tiếp theo.
PGS Trần Minh Điển, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, chia sẻ về mô hình quản lý ngoại trú hen trẻ em
Tại sự kiện, các chuyên gia đã thống nhất tầm nhìn chung và chia sẻ định hướng phát triển của chương trình Vì lá phổi khỏe giai đoạn 2024 - 2026. Cũng nhân dịp này, chương trình đã kết nạp thêm thành viên mới là Hiệp hội Nhi khoa Việt Nam phụ trách lĩnh vực quản lý hen trẻ em.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi chương trình Vì lá phổi khỏe đã góp phần thiết lập hơn 150 phòng khám ngoại trú hen và BPTNMT đạt chuẩn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, đạt mục tiêu cam kết cùng với Bộ Y tế và các Hội chuyên ngành. Với cam kết không thay đổi trong việc góp phần cải thiện sức khỏe của người dân Việt Nam, góp phần đem lại sự bền vững của hệ thống y tế, AstraZeneca hoan nghênh sự gia nhập của Hiệp hội Nhi khoa Việt Nam. Chúng tôi mong muốn cùng với các bên hướng tới việc thành lập thêm 200 phòng khám trên cả nước, trong đó có 50 phòng khám ngoại trú Hen trẻ em, để mang lại lợi ích cho bệnh nhân nhỏ tuổi - thế hệ trẻ tương lai của Việt Nam".
Chương trình Vì lá phổi khỏe giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã được triển khai tại Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa AstraZeneca và các Hội chuyên ngành dưới sự quản lý của Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế. Qua giai đoạn 2 (2021 - 2023), chương trình đã được mở rộng sang các lĩnh vực ung thư phổi và hen trẻ em.
ThS-BS Trương Lê Vân Ngọc, đại diện Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh - Bộ Y tế, chia sẻ về Chương trình Vì lá phổi khỏe
Từ khi triển khai tới nay, Vì lá phổi khỏe đã và đang tiếp cận, quản lý hơn 170.000 bệnh nhân, hỗ trợ thiết lập hơn 150 phòng khám ngoại trú hen và BPTNMT đạt chuẩn tại 51 tỉnh thành trên cả nước. Chương trình đã tài trợ 186 máy hô hấp ký và máy phun khí dung cho các bệnh viện, trung tâm y tế; tổ chức đào tạo và sinh hoạt khoa học bệnh viện cho 16.000 lượt nhân viên y tế tham dự; hỗ trợ các đơn vị giáo dục gần 15.000 bệnh nhân thông qua hoạt động câu lạc bộ bệnh nhân và tài trợ hơn 150.000 sổ bệnh án.
Các nội dung giáo dục về bệnh được xây dựng, truyền thông tới người dân và bệnh nhân một cách hiệu quả, thông qua các kênh truyền thông kỹ thuật số chính thức như trang thông tin điện tử và fanpage của chương trình Vì lá phổi khỏe.